HỆ SINH THÁI NET-ZERO VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Net-Zero hay Net-Zero emissions là giảm phát thải CO2 để đạt được sự cân bằng giữa lượng thải vào khí quyển và loại bỏ khỏi khí quyển.

Tại hội nghị về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) do Liên Hiệp Quốc tổ chức năm 2021, có 137 quốc gia, đại diện cho 88% tổng lượng phát thải thế giới, gồm các nước phát thải lớn như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đã cam kết hoặc hướng tới mục tiêu net zero. Mỗi quốc gia tự đặt ra mốc thời gian để đạt mục tiêu này, phần lớn là vào năm 2050, một số nước tiên phong sớm hơn là vào năm 2035 và trễ nhất vào năm 2070.

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam sẽ hướng đến và hoàn thành mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam với nền kinh tế đang phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, mục tiêu có khả thi và làm cách nào?

Vai trò của Năng lượng tái tạo đối với mục tiêu net-zero

Theo báo cáo NDC, Việt Nam có khoảng 60% lượng phát thải từ công nghiệp năng lượng – chủ yếu từ sản xuất điện năng. Do đó, việc giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất điện là vô cùng quan trọng để Việt Nam có thể sớm đạt được cam kết. Do nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cho mục tiêu phát triển kinh tế, để giảm phát thải khí nhà kính nhưng vẫn giữ được tăng trưởng trong sản xuất điện thì cần gia tăng nguồn cung cấp điện từ năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió…

HỆ SINH THÁI NET-ZERO

Hệ sinh thái Net-Zero là các thiết bị, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.

Hệ sinh thái Net-Zero có mặt khắp mọi nơi từ cuộc sống hằng ngày ở nhà, công việc ở văn phòng cho đến xưởng máy sản xuất.

Net-Zero trong cuộc sống

Sống xanh không phải là một cái gì đó lớn lao, mà bắt đầu từ những điều trong cuộc sống hằng ngày. Mỗi người sống xanh sẽ tạo nên một cộng đồng xanh. Mỗi chúng ta có thể bắt đầu bằng những việc đơn giản như:
Lựa chọn “SẢN PHẨM XANH”: Chúng ta có thể lựa chọn các sản phẩm xanh như: Thực phẩm xanh, đồ dùng xanh (sử dụng các đồ dùng dễ phân hủy hoặc có thể tái chế thay vì các sản phẩm nhựa hoặc ni-lông và có hại cho sức khỏe. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng năng lượng xanh là các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, sinh khối… thay vì các nguồn năng lượng truyền thống gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Net-Zero trong thiết kế kiến trúc, xây dựng

Công trình tiêu biểu được xếp hạng là công trình xanh thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn Net Zero như: Net-Zero Energy, Net-Zero Carbon, Tính bền vững, Tái chế & Thích nghi.
Về năng lượng: công trình có thể tạo ra và tuần hoàn đủ năng lượng để vận hành trong suốt vòng đời của nó. VD như lắp các tấm pin mặt trời hoặc tua bin gió để thu và sử dụng năng lượng tái tạo tại chổ.
Về vật liệu xây dựng: Net-Zero Carbon được công nhận thông qua việc giảm thiểu xây dựng và vật liệu xây dựng có khả năng tạo ra khí thải nhà kính.

Net Zero trong nhà xưởng, sản xuất

Việt Nam đang hướng đến nền sản xuất xanh và tiêu dùng bền vững. Các tập đoàn sản xuất ở Việt Nam đang đưa ra các tiêu chí “xanh” hơn trong quá trình sản xuất với các tiêu chí: sử dụng vật liệu carbon thấp, phi carbon hóa chuỗi cung ứng, sử dụng 100% năng lượng tái tạo.

Mục tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam là không chỉ đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng trong nước mà còn là mang thương hiệu Việt vươn xa đến thị trường quốc tế. Để làm được điều đó, các chứng chỉ xanh là một công cụ hữu hiệu, bổ trợ đắc lực rút ngắn các doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm của mình tiếp cận thị trường nước ngoài. Trong bối cảnh khi mà thời gian gần đây chứng chỉ xanh là yêu cầu bắt buộc đối với việc xuất khẩu nông sản, hàng hóa ra quốc tế.

iệc hướng đến nền sản xuất xanh không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là sự tự nguyện của các doanh nghiệp khi nhận thấy được lợi ích của việc chuyển đổi như tiết kiệm chi phí sản xuất. Ví dụ điển hình như ngành may mặc , nếu doanh nghiệp lắp điện mặt trời trên mái nhà xưởng có thể vừa tận dụng các tấm pin làm mát vừa tạo ra điện, tiết kiệm chi phí sử dụng điện hằng tháng. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp may mặc xuất khẩu, đối tác nước ngoài đang chuyển sang ưu tiên các doanh nghiệp xanh. Những doanh nghiệp gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất, không áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên… có nguy cơ bị ngưng tiếp nhận đơn hàng hoặc bị từ chối đặt hàng. Cùng với đó, người tiêu dùng trên toàn cầu cũng ngày càng quan tâm đến trách nhiệm với môi trường của doanh nghiệp khi lựa chọn sản phẩm.